Do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ biến tần bị lỗi trong quá trình sử dụng. Bài viết sau sẽ tổng hợp những lỗi thường gặp nhất ở biến tần và hướng dẫn bạn cách khắc phục để việc sử dụng thiết bị này trở nên hiệu quả hơn, hạn chế tối đa tình trạng dừng hệ thống sản xuất dẫn đến những tổn thất đáng tiếc về kinh tế.
1. Lỗi OC
Mã lỗi OC là lỗi quá dòng, được chia làm 3 trường hợp là OC1, OC2, OC3 tương ứng với quá dòng trong khi biến tần đang tăng tốc, giảm tốc và chạy tốc độ ổn định.
Khi gặp mã lỗi này, cần phân biệt thời điểm biến tần báo lỗi là khi nào: khi chưa kết nối motor với biến tần, khi motor được kết nối với biến tần hay biến tần đang chạy đầy tải ổn định nhưng thỉnh thoảng báo lỗi OC.
a) Biến tần báo lỗi OC khi chạy nhưng chưa kết nối với motor, có thể do các nguyên nhân sau:
- Module IGBT hỏng
- Pha ngõ ra chạm đất
- Mạch dò dòng bị lỗi
=> Cách khắc phục:
- Kiểm tra module IGBT
- Đo kiểm tra cách điện các pha ngõ ra với đất
- Kiểm tra mạch dò dòng của biến tần
- Liên hệ nhà cung cấp
b) Biến tần báo lỗi OC khi chạy đã kết nối với motor có thể do:
- Công suất biến tần không phù hợp với công suất motor
- Thời gian tăng tốc quá ngắn hoặc thông số motor cài đặt chưa đúng
- Tải quá nặng
- Motor hỏng cách điện hoặc dây nối motor với biến tần bị chạm đất
- Mạch dò dòng của biến tần bị lỗi
=> Cách khắc phục:
- Vào nhóm thông số lưu lịch sử lỗi của biến tần, kiểm tra giá trị dòng điện tại thời điểm xảy ra lỗi và so sánh với giá trị dòng điện định mức.
- Nếu giá trị ghi nhận được lớn hơn giá trị dòng điện định mức của biến tần thì:
- Kiểm tra công suất biến tần xem có phù hợp không, kiểm tra tải xem có bị kẹt không, giảm tải rồi thử lại
- Kéo dài thời gian tăng tốc cho phù hợp
- Autoturning thông số motor, thử chọn chế độ điều khiển sensorless vector cho biến tần.
- Kiểm tra xem motor có bị quá tải hay không
- Liên hệ nhà cung cấp
- Nếu giá trị ghi nhận được nhỏ hơn giá trị dòng điện định mức của biến tần: trường hợp này phần lớn là do motor hoặc dây dẫn bị hỏng cách điện gây chạm đất khi chạy.
- Kiểm tra cách điện của motor và dây dẫn
- Kiểm tra mạch dò dòng của biến tần
- Thử dùng biến tần này điều khiển motor khác có công suất tương đương, hoặc dùng biến tần khác có công suất tương đươngvđiều khiển motor này xem có xảy ra lỗi không để loại trừ nguyên nhân
c) Biến tần đang chạy ổn định nhưng thỉnh thoảng báo lỗi OC1, OC3:
=> Trường hợp này xử lý như sau:
- Vệ sinh biến tần, vệ sinh hộp đấu nối dây của motor
- Thay thế mạch đo dòng của biến tần
- Liên hệ nhà cung cấp
d) Biến tần cấp nguồn báo OC3:
- Trường hợp này thường là do lỗi mạch dò dòng của biến tần
- Thử thay hall board hoặc driver board rồi test lại
- Nếu vẫn bị lỗi thì thử thay control board, có vài trường hợp do control board bị lỗi nên báo OC3 khi cấp nguồn
- Liên hệ nhà cung cấp để được hỗ trợ tốt nhất
2. Lỗi Uv
Mã lỗi Uv là lỗi điện áp DC bus thấp hơn mức ngưỡng dưới cho phép: dưới 180V với cấp điện áp 220V và dưới 350V với cấp điện áp 380V.
a) Trường hợp 1: Do điện áp nguồn quá thấp nên khi biến tần chạy kéo tải sẽ gây sụt áp trên DC bus
- Nguyên nhân có thể:
- Công suất nguồn không đủ
- Dây dẫn quá nhỏ
- Tải công suất lớn dùng chung nguồn điện khởi động làm sụt áp
=> Cách giải quyết:
- Tăng công suất nguồn
- Thay dây dẫn lớn hơn
- Dùng phương pháp khởi động mềm cho các tải công suất lớn dùng chung nguồn điện
b) Trường hợp 2: contactor bypass không đóng khi cấp nguồn nên khi có lệnh chạy điện áp, DC bus bị rơi trên điện trở sạc, hoặc contactor có đóng nhưng bị rớt khi biến tần có lệnh chạy
- Nguyên nhân có thể:
- Contactor hỏng
- Bo nguồn hỏng
- Quạt bị hỏng
- Bo điều khiển hoặc bo công suất có vấn đề nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra
=> Cách giải quyết:
- Lắng nghe xem contactor có đóng khi cấp nguồn hay không, nếu không đóng thì có thể bo nguồn hoặc contactor bị hỏng
- Lắng nghe contactor có nhả khi có lệnh chạy hay không: nếu có thì kiểm tra quạt, có thể quạt hư
3. Lỗi OV
Mã lỗi OV là lỗi điện áp DC bus cao hơn ngưỡng trên cho phép (cao hơn 410V với cấp điện áp 220V và cao hơn 710V với cấp điện áp 380V, được chia làm 3 trường hợp là OV1, OV2, OV3 tương ứng với quá áp trong thời gian tăng tốc, trong thời gian giảm tốc và trong lúc chạy tốc độ ổn định.
a) Trường hợp 1: Xảy ra khi cấp nguồn nguyên nhân có thể:
- Điện áp nguồn cấp quá cao
- Biến tần hiển thị sai điện áp DC bus: phần lớn do bo công suất bị lỗi
b) Trường hợp 2: Xảy ra khi biến tần chạy có tải do tốc độ quay của roto lớn hơn tốc độ từ trường quay do stator tạo ra, nên động cơ trở thành máy phát trả điện về biến tần làm điện áp DC bus dâng cao gây quá áp.
- Thời gian giảm tốc để quá ngắn
- Động cơ bị một tác nhân khác đẩy, kéo
- Động cơ có vấn đề
- Đường dây kết nối biến tần với động cơ quá dài
=> Cách khắc phục:
- Kéo dài thời gian giảm tốc phù hợp
- Share DC bus với biến tần khác
- Sử dụng điện trở hãm
- Thay thế động cơ phù hợp
- Gắn cuộn kháng cho mỗi 50m chiều dài đường dây
4. Lỗi ItE
Đây là lỗi thuộc về phần cứng của biến tần, có những nguyên nhân sau:
- Bo điều khiển bị hỏng
- Mạch dò dòng trên bo công suất bị hỏng
- Cảm biến dòng bị hỏng
- Dây cáp từ bo công suất lên bo điều khiển bị lỏng
=> Cách khắc phục:
- Cắm chặt hoặc thay cáp điều khiển
- Thay cảm biến dòng
- Thay thế bo điều khiển hoặc bo công suất
5. Lỗi SPO
Đây là lỗi pha ngõ ra của biến tần, chia làm 2 trường hợp:
a) Trường hợp thứ nhất: chưa kết nối động cơ với biến tần
- Trước tiên cho biến tần chạy ở 50Hz dùng đồng hồ đo điện áp 3 pha ngõ ra xem có cân bằng hay không.
- Nếu điện áp 3 pha cân bằng thì lỗi nằm ở mạch dò áp ngõ ra
- Nếu điện áp 3 pha ngõ ra không cân bằng thì lỗi nằm ở mạch kích IGBT
b) Trường hợp thứ 2: đã kết nối động cơ với biến tần, có thể là do:
- Đường dây kết nối biến tần với động cơ bị hở mạch
- Động cơ bị hỏng
- Đường dây kết nối biến tần với động cơ quá dài
6. Lỗi SPI
Đây là lỗi pha ngõ vào của biến tần, nguyên nhân có thể:
- Nguồn cấp bị lỗi pha
- Thiết bị đóng cắt cấp nguồn cho biến tần (CB, contactor, máy cắt…) bị lỗi
- Dây dẫn cấp nguồn cho biến tần bị hở mạch
- Terminal nguồn vào (R,S,T) siết không chặt
- Bo phát hiện pha đầu vào của biến tần bị lỗi
- Bo điều khiển hoặc bo công suất bị lỗi (rất hiếm khi xảy ra)
=> Cách kiểm tra và khắc phục:
- Dùng đồng hồ đo điệp áp nguồn cấp
- Kiểm tra dây dẫn thiết bị đóng cắt cấp nguồn cho biến tần
- Làm sạch chỗ tiếp xúc siết chặt terminal cấp nguồn đầu vào
- Liên hệ nhà cung cấp
7. Lỗi OL1
Đây là lỗi quá tải động cơ, xảy ra khi dòng điện ngõ ra của biến tần lớn hơn giá trị dòng điện được cài đặt trong nhóm thông số động cơ (P2.05, P02.05), nguyên nhân có thể do:
- Động cơ quá quá tải do bị kẹt hoặc chọn công suất chưa phù hợp
- Cài đặt thông số dòng điện động cơ và thông số bảo vệ quá tải động cơ chưa phù hợp
- Điện áp nguồn cấp không đủ
- Biến tần bị lỗi
=> Cách kiểm tra và khắc phục:
- Kiểm tra và giảm tải
- Kiểm tra điện áp nguồn cấp
- Điều chỉnh thông số P2.05, P02.05, P02.27, Pb.03 cho phù hợp
- Liên hệ nhà cung cấp
8. Lỗi OL2
Đây là lỗi quá tải biến tần, xảy ra có thể do các nguyên nhân sau:
- Công suất biến tần không đủ
- Cài đặt các thông số chưa phù hợp
- Tải quá nặng, bị kẹt hoặc động cơ bị lỗi
=> Cách khắc phục:
- Kiểm tra và chọn biến tần có công suất lớn hơn
- Kiểm tra và điều chỉnh các thông số: chế độ chạy, đặc tuyến v/f, bù momen, dò tốc độ trước khi khởi động, thời gian tăng tốc, cường độ dòng thắng DC trước khi khởi động và khi dừng…
- Kiểm tra tải
9. Lỗi OL3
Đây là lỗi biến tần quá tải điện, nguyên lý hoạt động giống như relay nhiệt điện tử.
- Khi cho phép chức năng này, người sử dụng có thể cài đặt ngưỡng dòng điện báo lỗi và thời gian delay báo lỗi
- Kiểm tra tải và các thông số cài đặt ngưỡng dòng, thời gian delay
10. Lỗi OUT
Đây là lỗi module IGBT, tương ứng với pha U, V, W là các lỗi OUT1, OUT2, OUT3.
a) Trường hợp 1: cấp nguồn biến tần báo OUT, nguyên nhân có thể:
- Bo công suất lỗi mạch kích
- Gate driver resistor board bị lỗi
- Bo điều khiển lỗi
b) Trường hợp 2: khi biến tần chạy mới báo lỗi, có thể do:
- Module IGBT bị hỏng
- Nối đất không đúng cách
- Động cơ bị lỗi (rất hiếm)
- Biến tần đang chạy bị mất nguồn đột ngột
=> Cách kiểm tra và khắc phục:
- Đo kiểm tra IGBT
- Kiểm tra nối đất đúng cách chưa
- Cắm lại cáp nối IGBT
- Liên hệ nhà cung cấp
11. Lỗi OH1, OH2
OH1 là lỗi quá nhiệt khối chỉnh lưu
OH2 là lỗi quá nhiệt khối IGBT
Nguyên nhân:
- Khe thông gió bị nghẹt
- Quạt làm mát bị hỏng
- Biến tần báo sai nhiệt độ
=> Cách khắc phục:
- Vệ sinh khe thông gió của biến tần
- Thay thế quạt làm mát
- Điều chỉnh tần số sóng mang (là giải pháp tạm thời, không khuyến khích)
- Liên hệ nhà cung cấp
Xem thêm các bài viết liên quan khác:
Sửa chữa lắp đặt biến tần khởi động mềm tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá | Dịch vụ uy tín
Kết Luận
Quá trình lắp đặt và sử dụng Biến tần không chỉ đơn giản là cài đặt và vận hành. Việc hiểu và xử lý các vấn đề thường gặp sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất và độ bền của thiết bị. Qua những thông tin mà Song Lam Industry đã chia sẻ cách khắc phục lỗi Biến tần thường gặp trong quá trình lắp đặt và sử dụng Biến tần. Bằng việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và sửa chữa đúng cách, người dùng có thể duy trì hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ của biến tần trong hệ thống của mình.
Quý vị có nhu cầu sửa chữa hay lắp đặt biến tần tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH SÔNG LAM INDUSTRY
- MST: 2902188988
- Địa chỉ: Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An
- VP1: P1. Sảnh 1 Chung cư Tecco SkyVille, Đ. Quang Lai, Quang Lai, Thanh Trì, Hà Nội
- VP2: 02 Trần Quốc Toản, Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An
- VP3: 115, Trường Sơn, P. Hòa Thọ Tây, Q. Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
- Hotline :0898.438.357 (Mr Nhat)
- Website: songlamindustry.com